Hướng dẫn tự lắp lưới bảo vệ cho ban công chuẩn không cần chỉnh

Hiện nay, lưới bảo vệ đang ngày càng khẳng định được tầm quan trọng của mình ở trong đời sống. Đặc biệt, với các căn hộ cao tầng, nhà chung cư thì nó được coi là vật dụng không thể thiếu giúp bảo vệ an toàn của các thành viên trong gia đình, nhất là trẻ nhỏ. Trong bài viết dưới đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu cách lắp đặt lưới cho ban công.

Lắp lưới bảo vệ cho ban công, Lắp đặt lưới cho ban công, Lưới bảo vệ, Lắp đặt thanh ốp che, Lắp đặt lưới bảo vệ, Hướng dẫn lắp đặt lưới bảo vệ
Lưới bảo vệ cho ban công.

Vì sao cần lắp đặt lưới bảo vệ?

Trẻ nhỏ là đối tượng thích chạy nhảy, đùa nghịch và vô cùng hiếu động. Chúng cũng chưa thể nhận thức được các nguy hiểm đang tiềm ẩn xung quanh. Do đó, những nhà cao tầng, căn hộ chung cư thường phải sử dụng những biện pháp bảo vệ cho ban công.

Hiện nay cũng có khá nhiều phương pháp bảo vệ khác nhau cho ban công như lắp lan can kính, khung sắt chuồng cọp. Nhưng chúng vẫn chưa thực sự tối ưu vì làm mất mỹ quan đô thị, bí bách, khó khăn trong việc cứu hỏa. Do đó, việc lắp đặt lưới bảo vệ được coi là biện pháp toàn diện hơn cả, giúp đảm bảo an toàn và không làm mất mỹ quan.

Hướng dẫn cách lắp đặt lưới bảo vệ cho ban công

Để thực hiện lắp lưới bảo vệ đối với ban công thì bạn cần thực hiện như sau:

Các dụng cụ cần chuẩn bị lắp đặt lưới bảo vệ cho ban công

  • Dây cáp bọc nhựa
  • Thanh nhôm
  • Ốc vít định vị
  • Vít nở nhựa hoặc sắt
  • Máy khoan cầm tay
  • Thang nhôm

Các bước thực hiện lắp đặt lắp đặt lưới bảo vệ cho ban công

Lắp lưới bảo vệ cho ban công, Lắp đặt lưới cho ban công, Lưới bảo vệ, Lắp đặt thanh ốp che, Lắp đặt lưới bảo vệ, Hướng dẫn lắp đặt lưới bảo vệ
Hướng dẫn cách lắp đặt lưới bảo vệ cho ban công

Bước 1: Thực hiện cố định các thanh nhôm

Phía trên của thanh nhôm đều sẽ có sẵn lỗ để bắt vít giúp cố định thanh. Các lỗ sẽ có khoảng cách từ 5 đến 10cm được tính toán dựa vào khả năng chịu lực.

Nếu điểm cố định là bê tông thì tốt nhất nên sử dụng vít nở bằng sắt. Điểm cố định là tường thì sẽ phụ thuộc vào độ chắc của tường mà lựa chọn dùng loại vít nở nhựa hoặc sắt với những kích thước khác nhau giúp tăng khả năng chịu tải. Còn nếu điểm cố định bằng inox hoặc sắt thì nên sử dụng vít tự khoan.

Bước 2: Thực hiện căng cáp inox

Trước tiên, hãy cố định 1 đầu dây từ phía bên trái trước. Tiếp đó hãy luồn dây đi qua 2 ốc vít nằm ngang gần nhau rồi đi lên, đi xuống cho tới khi qua hết ốc xít. Căng từng dây cáp một bằng cách cố định 1 đầu dây rồi cố định tiếp 1 đầu bằng cách siết 3 con ốc vít.

Hãy kéo căng sợi cáp từ ốc thứ 3 đến thứ 4, sử dụng lực vừa đủ. Tiếp tục xoáy ốc số 2 và số 3 bên dưới rồi mở ốc thứ 4. Đối với lần 2, bạn cần siết ốc tính từ ốc đã siết chặt tới con ốc thứ 8. Ta tiếp tục dùng tay kéo ngang giống với bước trên. Siết ốc thứ 4 và thứ 5 rồi mở ốc số 8. Căng cáp cho tới khi hết thì dừng lại, sau khi căng tới sợi cáp cuối cùng thì bạn cần khóa ốc lại và cắt cáp thừa.

Bước 3: Lắp thanh ốp vào che lưới

Ở các đầu giao giữa cáp ngang và cáp dọc hãy lắp các thanh ốp vào là hoàn thành quá trình tự lắp đặt. Lắp đặt thanh ốp che là công đoạn cuối cùng của quá trình lắp đặt lưới bảo vệ để đảm bảo tính thẩm mỹ.

Trên đây là hướng dẫn cách tự lắp đặt lưới bảo vệ. Có thể thấy quá trình thực hiện không khó nhưng đòi hỏi bạn  phải là người am hiểu về kỹ thuật. Nếu như gặp khó khăn, hãy liên hệ tới gianphoiquanaothongminh.org để được hỗ trợ nhanh chóng nhất.

Rate this post